CHỨNG NHẬN CHẤT LƯỢNG

 

CHỨNG NHẬN

HỮU CƠ

CHỨNG NHẬN

KHÔNG THUỐC

 

ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA CÂY SÂM NÚI

 

Sâm núi theo tiêu chuẩn quốc gia Hàn Quốc

  • Trồng và khai thác trong điều kiện sinh thái tự nhiên (vùng núi cao, rừng rậm), đảm bảo tính tự nhiên và tinh khiết.
  • Không sử dụng các thiết bị nhân tạo như tấm chắn nắng, chắn sáng bảo vệ.
  • Không sử dụng phân bón và các nông dược.
  • Chỉ được thu hoạch sau khoảng thời gian từ 7 đến 20 năm.

Cấu tạo cây sâm núi

  • Hoa: khi sâm được 3 năm tuổi mới bắt đầu có hoa và hàng năm nở rộ vào tầm từ giữa tháng 4 đến cuối tháng 5.
  • Lá: cây sâm hơn 1 năm thường mới có 3 lá, hơn 2 năm có 5 lá mọc dạng xòe như bàn tay 5 ngón.
  • Thân: phần nối giữa củ và lá, mỗi năm mọc thẳng hoặc mọc chéo.
  • Đầu (não sâm): Lá sâm sau khi rụng vào mùa thu hàng năm để lại những mấu hình móng ngựa ở phần đầu củ sâm. Dựa vào phần não để tính tuổi của cây sâm. Sâm càng lâu năm, số mấu càng nhiều và dài. Chất lượng cây sâm phụ thuộc rất nhiều vào phần não. Cây sâm sẽ khó thể hiện chất lượng nếu bị rụng đầu.
  • Củ (rễ chính): Mảnh mai và dài hơn nhiều so với sâm trồng ruộng củ to. Nếp nhăn (đường vân) trên rễ chính làm căn cứ tính tuổi cây sâm.
  • Rễ: Mỏng, rất cứng và dai. Vị ngọt và đắng nhưng rất tốt và bổ. Rễ là nơi chứa nhiều saponin nhất trên cây sâm, đặc biệt trong rễ mịn (tằm).

Đặc điểm nhận biết

  • Môi trường sinh thái càng tốt thì càng ra nhiều hoa.
  • Lá có hình dạng giống bàn tay người.
  • Trên thân củ có nhiều ngấn.
  • Rễ sâm chứa nhiều chất dinh dưỡng.
  • Tuổi sâm được ghi dấu lại bằng những mấu ở đầu sâm.

Hình dáng cây sâm núi qua các giai đoạn sinh trưởng

  • Sâm núi được trồng trên địa hình đồi núi, trong điều kiện sinh thái hoàn toàn tự nhiên nên so với sâm ruộng thì quá trình sinh trưởng rất chậm và nhiều khi bị ngừng sinh trưởng.
  • Do vậy, tùy vào từng địa hình, phương pháp, điều kiện thổ nhưỡng vùng canh tác và năm tuổi mà cây sâm núi có hình dáng kích thước rất đa dạng. Mời các bạn tham khảo những tấm ảnh về độ tuổi cây sâm núi dưới đây.
 

Kiểm định chất lượng

 

CÔNG DỤNG CỦA CÂY SÂM NÚI

Theo y học cổ truyền

  • Vị cam vi hàn: vị ngọt, tính mát
  • Chủ bổ ngũ tạng: bảo vệ ngũ tạng
  • An tinh thân: An tâm (tinh thần an lạc)
  • Chỉnh hồn phách: định thần (ổn định tinh thần)
  • Chỉ kinh quí: làm tiêu tan sơ hãi
  • Trừ tà khí: loại bỏ tà khí khỏi cơ thể
  • Minh mục: làm cho mắt sáng lên
  • Khai tâm: giúp nhẹ lòng
  • Ích trí: bồi bổ tăng cường trí tuệ
  • Cửu phúc khinh thân diên niên (nội tâm bền bỉ cơ thể nhẹ nhàng kéo dài tuổi thọ)

Theo y học hiện đại

Trong các nghiên cứu khoa học gần đây đã chỉ ra rằng trong Sâm núi chứa rất nhiều thành phần Saponin có hiệu quả dược lý cao. Các thành phần hoạt tính sinh học như Ginsenosides Rb1, Rc, Re, Rg1 có trong Saponin có tác dụng đặc biệt trong việc phòng bệnh, chữa bệnh cải thiện sức khỏe con người. (Nguồn: KOFPI)

Công dụng và hiệu quả của Ginsenosides

So sánh hàm lượng GINSENOSIDES có trong SÂM NÚI và SÂM RUỘNG

Thông số để lập biểu đồ:

  • Rb1: Sâm núi: 0.222, sâm ruộng: 0.087
  • Rb2+Rc: Sâm núi 0.031; sâm ruộng: 0.017
  • Rd: Sâm núi 0.216 ; sâm ruộng: 0.048
  • Re: Sâm núi 0.117; sâm ruộng: 0.0.054
  • Rf: Sâm núi 0.015; sâm ruộng: 0.014
  • Rg1: Sâm núi 0.021; sâm ruộng: 0.020

So sánh Sâm núi và Sâm ruộng

 

Cách sử dụng toàn tính cây sâm núi

  • Hoa (quả): Tươi – Ép lấy nước uống, Sấy khô: ăn giòn hoặc hãm trà
  • Lá: Tươi – Xay sinh tố uống; Khô- hãm trà sâm, nấu ăn
  • Thân: Sắc lấy nước uống
  • Đầu (não): Không nên ăn sống, Ngâm rượu, nấu ăn
  • Củ (rễ): Ăn sống, xay sinh tố; Ngâm rượu, ngâm mật ong; Nấu ăn.